Đã có nhiều đáp án cho câu hỏi “Gà có trước hay trứng có trước?”. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chúng ta mới nhận được câu trả lời chính thức từ các nhà khoa học.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Đây là kết luận của các nhà khoa học đến từ hai trường đại học danh tiếng nước Anh là Sheffield và Warwick. Họ đã tìm ra một loại protein quyết định đến việc hình thành vỏ trứng nhưng chỉ tồn tại trong buồng trứng của gà mái.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
“Chúng tôi đã tìm ra một protein mới chỉ có trong buồng trứng gà mẹ. Tức là, quả trứng phải ở bên trong con gà trước khi nó hiện hữu ngoài thế giới, và trước khi nó sinh ra”, Tiến sĩ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield cho biết.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho protein mới này là ovocledidin-17 (viết tắt là OC-17). Để tìm ra, họ đã tiến hành sử dụng siêu máy tính HECToR nhằm phóng to cấu tạo của quả trứng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
“Với những gì mà HECToR hiển thị, chúng tôi đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit – phần không thể thiếu của vỏ trứng”, Giáo sư John Harding – một thành viên khác cũng thuộc Đại học Sheffield – phát biểu.
Cũng theo giáo sư John, dù canxit được phát hiện nhiều trong xương và trứng các động vật khác nhưng hàm lượng trong gà mái cao hơn rất nhiều, thậm chí là hơn hẳn. Tính trung bình, mỗi gà mái sản sinh có thể lên tới 6gram canxit/ngày.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Còn theo Tiến sĩ Colin, việc phát hiện gà có trước trứng không chỉ giúp giải quyết được câu hỏi nhiều thế kỉ nay không ai trả lời được mà còn có thể cung cấp những ý tưởng về vật liệu hay quy trình mới. “Chúng ta sẽ học được rất nhiều sau khi có câu chính thức này. Tự nhiên đã cho con người vật liệu và việc của chúng ta là có những giải pháp sáng tạo để phục vụ cho chính mình”, Tiến sĩ Colin nhấn mạnh.