Nhà leo núi Jonas Mikka Luster, người từng là một đầu bếp, cho biết ngay cả chặng về cũng vô cùng khó khăn và lấy đi không ít sinh mạng.
Nhiều người nghĩ, chính đôi chân của những nhà leo núi quyết định sự thành công khi chinh phục đỉnh Everest. Nhưng thực tế, do lượng oxy trong máu giảm, phải bước trên băng tuyết, quần áo nặng nề, và ít được ngủ khiến việc chinh phục “nóc nhà thế giới” càng thêm khó khăn.
Thách thức chinh phục Everest. Ảnh: Picshype. |
Lý thuyết mà nói, nếu muốn chinh phục Everest trong vòng một tuần, bạn sẽ mất khoảng 6 giờ mỗi ngày để đi bộ và leo. Sau khi lên đến đỉnh, ngắm nhìn toàn cảnh phía dưới một lúc phút rồi trở xuống, đó quả là một trải nghiệm thật tuyệt vời… Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Sau khi lên tới đỉnh núi, ngày đầu bạn sẽ phải vượt qua thác băng Khumbu, một nơi vô cùng nguy hiểm. Dù là thác nước đóng băng, nhưng nước vẫn đổ xuống khá chậm.
Từ đây, quãng đường đi cũng không hề dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như điều kiện ăn uống không phù hợp, khí hậu khắc nghiệt, lượng oxy xuống quá thấp, cơ thể kiệt sức triền miên, không ngủ được trong nhiều ngày và tầm nhìn bị hạn chế do tuyết. Bạn sẽ chẳng bao giờ hình dung ra được sự khắc nghiệt đó cho tới khi lên tới đỉnh núi.
Đoàn leo núi chinh phục nóc nhà thế giới. Ảnh: Lesavaistu. |
Jonas Mikka Luster và những người đồng hành đã quyết định chinh phục Everest, nhưng họ đã phải bỏ dở giữa chừng bởi thời tiết quá khắc nghiệt. Thật may mắn là vào thời gian đó họ không băng qua thềm Hillary, nếu không đã mất mạng vì trận bão tuyết đang ập tới, Jonas Mikka Luster chia sẻ trên tờ Huffington Post. Thời tiết không hẳn là nguyên nhân chính khiến những nhà leo núi thiệt mạng, mà có thể do họ bị mất phương hướng, lạc, tách khỏi đoàn khi trở xuống. Những người còn lại cũng có thể sẽ chết nếu đi tìm người bị lạc.
Sau khi lên được đỉnh núi, cơ hội để vượt qua được thử thách vượt thác băng là rất ít. Không ai có thể trụ lâu được ở độ cao và điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế. Rốt cuộc bạn sẽ phải xuống núi. Ngay cả đối với một nhà leo núi chuyên nghiệp, chỉ một bước sai sót cũng dẫn đến hậu quả khó lường. Anatoli Boukreev, người 18 lần chinh phục thành công những ngọn núi cao trên 8.000 m mà không cần dùng bình oxy hay ngủ nghỉ, đã tử nạn trong một trận lở tuyết vào mùa đông năm 1997 ở đỉnh Annapurna (Nepal) có lẽ cũng do sự bất cẩn này.
Everest, giấc mơ của những nhà leo núi. Ảnh: Smallpaper. |
Nhiều nhà leo núi đã bỏ mạng khi trở xuống chứ không phải lúc leo lên. Cũng có thể do họ không còn đủ sức, hay do chủ quan. Có người bị mắc kẹt ở những chỗ khó di chuyển và trải qua những thời điểm khó khăn nên họ dừng lại và quay trở về; nhưng cũng có người vẫn tiếp tục và cho rằng mình có thể làm được.
Những khó khăn khi chinh phục Everest hoàn toàn khác với những khó khăn khi mất mát về thể chất, cuộc sống, hay người thân. Ý định thương mại hóa việc chinh phục Everest đã xuất hiện. Những người có điều kiện chắc hẳn sẽ thuê vài người đi cùng mang đồ theo; nếu không thì cũng dùng trực thăng để lên tới đỉnh núi và kèm theo nhiều thiết bị hỗ trợ khác.
Mỗi đỉnh núi lại có mức độ chinh phục khác nhau và tỷ lệ phần trăm nguy hiểm tới tính mạng cũng cao hơn: Annapurna 48%, K2 23%, Nanga Parbat 18%, Fitz Roy 29%, Denali hay Matterhorn thậm chí còn khó hơn và nguy hiểm hơn nhiều. Một phần cũng do những ngọn núi đó ít được ngành du lịch leo núi hỗ trợ, hoặc một phần cũng do những ngọn núi này dốc hơn và khó dự đoán được thời tiết. Blanc là đỉnh núi nguy hiểm nhất trong tổng số 50 đỉnh. Hơn 8.000 nhà leo núi đã tử nạn ở đây, con số nhiều nhất trên thế giới (trong đó 400 ở Everest khi không có động đất, và 300 ở Nanga Parbat).
Theo Zing